Trồng răng implant, hiện nay đã và đang trở thành giải pháp hiệu quả và phổ biến. Mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Tuy nhiên, một câu hỏi thường gặp là: “Liệu quá trình trồng răng implant có cần ghép xương không?” Việc này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng Nha Khoa Quốc Tế Joy tìm hiểu về phương pháp trồng răng này nhé.
1. Trồng răng implant có thể cần ghép xương không?

Khi tìm hiểu về trồng răng Implant, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến khái niệm “ghép xương hàm”. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ tại sao lại cần đến kỹ thuật này trong một số trường hợp cấy ghép. Trên thực tế thì ghép xương không phải là bước bắt buộc với tất cả bệnh nhân cấy ghép Implant. Nhưng trong nhiều trường hợp, nó lại đóng vai trò rất quan trọng. Giúp trụ Implant tích hợp vững chắc với xương hàm.
Việc mất răng trong thời gian dài, viêm nha chu kéo dài hoặc các tai nạn chấn thương. Khiến cho xương hàm bị tiêu dần theo thời gian. Khi đó, nền xương hàm không còn đủ thể tích và mật độ để nâng đỡ trụ Implant. Bắt buộc bác sĩ phải tiến hành cấy ghép xương để “bồi đắp” lại phần xương bị thiếu hụt.
2. Cấy ghép xương khi trồng implant là tiểu phẫu gì?
2.1 Ghép xương nhân tạo

Trong phần lớn các trường hợp. Bác sĩ sẽ sử dụng xương nhân tạo – một loại vật liệu y khoa được thiết kế mô phỏng cấu trúc xương người. Ưu điểm của xương nhân tạo là tính tương thích sinh học cao, an toàn, không gây đào thải và rút ngắn thời gian hồi phục.
Ngoài ra, đây cũng là giải pháp hiệu quả với mức chi phí hợp lý. Do đó, nó thường được ứng dụng phổ biến tại các trung tâm nha khoa hiện đại.
2.2 Các loại màng xương có thể sử dụng cấy ghép xương hàm

Khi cấy ghép xương, bác sĩ thường sử dụng kèm theo màng collagen hoặc màng PRF (Platelet Rich Fibrin) để bao phủ vùng ghép. Những loại màng này giúp bảo vệ vùng xương ghép khỏi vi khuẩn. Đồng thời kích thích quá trình tái tạo mô và làm lành vết thương nhanh chóng hơn. PRF là màng tự thân được chiết tách từ máu của chính bệnh nhân. Nên rất an toàn và có hiệu quả cao trong việc thúc đẩy lành thương. Nên bạn không cần lo ngại về các vấn đề đào thải của cơ thể.
3. Quy trình cấy ghép xương hàm chuẩn y khoa
Tại các trung tâm nha khoa uy tín như Joy sẽ có quy trình ghép xương được thực hiện theo đúng chuẩn y khoa và quốc tế. Để có thể đảm bảo an toàn, hiệu quả tối đa nhất cho bệnh nhân:
Bước 1: Kiểm tra tổng quát và chụp CT

Trước khi tiến hành tiểu phẫu, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát. Đánh giá tình trạng răng miệng và chỉ định chụp CT 3D để kiểm tra mật độ và thể tích xương hàm của bạn. Qua hình ảnh chụp, bác sĩ sẽ xác định chính xác vị trí cần ghép xương. Cũng như lập kế hoạch điều trị chi tiết.
Bước 2: Chuẩn bị sát khuẩn và gây tê
Đây là bước cực kỳ quan trọng để đảm bảo quá trình tiểu phẫu diễn ra nhẹ nhàng, không đau. Bác sĩ sẽ tiến hành sát khuẩn toàn bộ khoang miệng của bạn. Sau đó gây tê cục bộ tại vùng điều trị. Nhờ đó, bệnh nhân sẽ hoàn toàn tỉnh táo nhưng không cảm thấy khó chịu trong suốt quá trình thực hiện.
Bước 3: Bắt đầu tiểu phẫu
Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở niêm mạc để tiếp cận vùng xương cần ghép. Tùy theo loại vật liệu được lựa chọn (xương nhân tạo, xương tự thân…). Họ sẽ đặt vào vùng cần bổ sung và cố định lại bằng màng chắn chuyên dụng.
Bước 4: Khâu đóng niêm mạc
Cuối cùng, bác sĩ sẽ khâu vết mổ lại bằng chỉ tự tiêu hoặc chỉ nha khoa chuyên biệt. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được hướng dẫn chăm sóc kỹ lưỡng và đặt lịch tái khám để theo dõi quá trình hồi phục.
4. Một số câu hỏi thường gặp
4.1 Trường hợp nào trồng răng implant có cần ghép xương?

Ghép xương thường được chỉ định trong các trường hợp như:
- Mất răng lâu năm khiến xương hàm tiêu nhiều
- Từng bị viêm nha chu nặng
- Mật độ xương yếu, không đủ khả năng tích hợp Implant
- Bị tai nạn gây tổn thương cấu trúc xương hàm
Nếu bạn thuộc một trong các nhóm trên. Bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể phương án điều trị phù hợp để đảm bảo hiệu quả lâu dài của ca cấy ghép.
4.2 Chi phí cấy ghép xương sẽ phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Chi phí ghép xương không cố định mà sẽ dao động tùy theo:
- Mức độ tiêu xương (càng tiêu nhiều, chi phí càng cao)
- Loại vật liệu sử dụng (xương nhân tạo, xương tự thân…)
- Loại màng sinh học đi kèm
- Trung tâm nha khoa và tay nghề bác sĩ
Bạn nên lựa chọn những đơn vị uy tín để đảm bảo chi phí hợp lý mà vẫn đạt được chất lượng điều trị tối ưu.
4.3 Thời điểm thích hợp để cấy ghép xương
Việc cấy ghép xương có thể được thực hiện theo 2 cách:
- Cấy ghép xương trước khi đặt Implant: Với những trường hợp xương tiêu quá nhiều. Bác sĩ sẽ tiến hành ghép xương trước. Đợi sau 4–6 tháng để xương tích hợp rồi mới đặt trụ Implant.
- Cấy ghép xương đồng thời với đặt Implant: Nếu xương chỉ thiếu nhẹ, bác sĩ có thể thực hiện song song hai thủ thuật để rút ngắn thời gian điều trị.
Tổng kết
Cấy ghép xương hàm là một tiểu phẫu quan trọng hỗ trợ quá trình trồng răng Implant đạt hiệu quả cao. Đặc biệt với những bệnh nhân có nền xương yếu hoặc đã mất răng lâu năm. Dù nghe qua có vẻ phức tạp. Nhưng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại tại Nha Khoa Quốc Tế Joy. Quá trình này sẽ diễn ra rất an toàn, nhẹ nhàng và ít đau đớn. Nếu bạn vẫn còn điều gì lo lắng hay thắc mắc có thể để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp đến Joy để được tư vấn chi tiết nhé.