Vết khâu nhổ răng khôn bị hở là một tình trạng không hiếm gặp sau khi nhổ răng khôn. Nhưng tình trạng này lại khiến khá nhiều người lo lắng. Và nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách. Có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn cũng đang băn khoăn tình trạng này, thì hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế Joy tìm hiểu chi tiết hơn qua bài chia sẻ dưới đây nhé.
Mục lục
Toggle1. Vết khâu nhổ răng không bị hở là gì?

Sau khi nhổ răng, nhất là những chiếc răng khôn nằm sâu trong cung hàm. Bác sĩ thường sẽ tiến hành khâu vết thương lại bằng chỉ nha khoa. Để nướu có thể khép lại nhanh chóng và ngăn ngừa các biến chứng.
Vết khâu không bị hở là trạng thái lý tưởng sau khi nhổ răng. Khi phần nướu đã được khép kín, liền lại với nhau. Không lộ lỗ trống hay khe hở lớn, không rò máu, rò dịch hoặc sưng đau quá mức.
Đây là dấu hiệu cho thấy quá trình hồi phục đang diễn ra thuận lợi. Thông thường, vết khâu sẽ tự tiêu sau 7–10 ngày. Hoặc được cắt chỉ sau khoảng 1 tuần nếu sử dụng chỉ thường.
2. Nguyên nhân khiến vết khâu răng khôn bị hở

Việc vết khâu bị hở sau nhổ răng khôn là hiện tượng không hiếm gặp. Một số nguyên nhân thường thấy bao gồm:
- Do bạn ăn nhai không đúng cách. Ăn nhai bên vùng vừa nhổ răng khiến áp lực tác động lên vết khâu, dễ làm bung chỉ, mở rộng vết thương.
- Chăm sóc răng miệng sau khi phẫu thuật cấy ghép là việc rất quan trọng. Súc miệng quá mạnh, dùng tăm, chỉ nha khoa. Hay chải răng sát vùng vết khâu khiến mô nướu bị tổn thương.
- Khi vi khuẩn tấn công làm mô nướu sưng viêm, mưng mủ khiến vết khâu bị hở, Thậm chí hoại tử mô mềm xung quanh. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến vết thương của bạn.
- Hút thuốc lá, uống rượu bia hay sử dụng chất kích thích sau nhổ răng. Đều làm chậm lành thương và tăng nguy cơ bung vết khâu. Do đó các chất này cần được hạn chế tuyệt đối.
3. Vết khâu nhổ răng khôn bị hở có nguy hiểm gì cho sức khỏe?

Nếu vết khâu sau nhổ răng khôn bị hở nhẹ và không có dấu hiệu viêm nhiễm. Thì cơ thể có thể tự tái tạo mô nướu để làm lành. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cơ hội cho vi khuẩn, thức ăn và bụi bẩn xâm nhập sâu vào ổ răng gây ra hàng loạt vấn đề như:
- Viêm ổ răng khô (dry socket): Xảy ra khi cục máu đông trong ổ răng bị bật ra, để lộ xương và dây thần kinh. Gây đau dữ dội, lan lên tai, thái dương và không thể tự lành.
- Sưng viêm, nhiễm trùng: Nếu vết khâu hở lâu ngày không được xử lý, mủ sẽ hình thành, miệng có mùi hôi, sưng má. Thậm chí dẫn đến viêm mô tế bào vùng mặt.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân: Viêm nhiễm nặng có thể lan xuống cổ, gây khó thở, sốt cao hoặc biến chứng sang viêm xương hàm . Tình trạng cần cấp cứu gấp.
4. Các mức độ nguy hiểm khi vết khâu răng khôn bị nhổ
Không phải tất cả các vết hở đều đáng lo, tuy nhiên, việc phân biệt đúng mức độ là điều quan trọng để có hướng xử lý phù hợp.
4.1 Mức độ 1: Có thể theo dõi tại nhà khi nhổ răng khôn
- Vết hở nhỏ, không đau nhức dữ dội.
- Không sưng tấy, không có dịch mủ hoặc mùi lạ.
- Ăn uống bình thường, cảm giác khó chịu rất nhẹ.
Cách xử lý: Vệ sinh nhẹ nhàng, tránh súc miệng mạnh và tiếp tục theo dõi. Trong 3–5 ngày tiếp theo, mô nướu sẽ dần liền lại nếu không có biến chứng.
4.2 Mức độ 2: Nên đi tái khám
- Vết khâu bụng nhiều, có dấu hiệu viêm đỏ, đau âm ỉ kéo dài.
- Có dịch trắng hoặc mùi khó chịu từ ổ răng.
- Cảm giác khó chịu ngày càng tăng dù đã uống thuốc giảm đau.
Cách xử lý: Đến Nha khoa Quốc tế Joy để bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng. Có thể cần khâu lại, vệ sinh ổ răng hoặc dùng thuốc chống viêm và kháng sinh liều phù hợp.
4.3 Mức độ 3: Dấu hiệu nguy hiểm, cần được cấp cứu
- Vết khâu hở to, có mủ, máu, sưng đau lan rộng khắp hàm hoặc mặt.
- Sốt cao, cơ thể mệt mỏi, nuốt đau, khó há miệng hoặc khó thở.
- Có cảm giác đau nhói liên tục, lan lên tai, mắt hoặc thái dương.
Cách xử lý: Đây là tình trạng khẩn cấp. Bạn cần đến ngay bệnh viện hoặc nha khoa chuyên sâu để xử lý ổ viêm, kháng sinh mạnh. Dẫn lưu mủ hoặc phẫu thuật cấp cứu nếu cần.
5. Cách điều trị khi vết khâu răng khôn bị hở

Tùy vào mức độ, hướng điều trị có thể bao gồm:
- Vệ sinh ổ răng sạch sẽ bằng dung dịch chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý ấm.
- Dùng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm do bác sĩ kê đơn.
- Khâu lại vết thương nếu cần thiết – đặc biệt khi vết hở rộng hoặc mô nướu không thể tự tái tạo.
- Thay chỉ khâu mới nếu chỉ cũ bị bung hoặc tan quá sớm.
Theo dõi liên tục và tái khám định kỳ để đảm bảo mô nướu hồi phục bình thường.
6. Cách phòng ngừa khi vết khâu răng khôn bị hở
Phòng hơn chữa trị – đó luôn là nguyên tắc cốt lõi. Một số cách bạn có thể chủ động thực hiện để vết khâu luôn lành nhanh:
- Không ăn bên răng vừa nhổ ít nhất 7 ngày đầu tiên.
- Tránh các thức ăn cứng, nóng, cay, đồ ăn mặn dễ mắc vào vết khâu.
- Không súc miệng mạnh, chỉ dùng nước muối sinh lý ấm và súc nhẹ nhàng sau 24h đầu.
- Hạn chế nói chuyện nhiều, không cười to trong những ngày đầu.
- Không hút thuốc, uống rượu bia – đây là tác nhân số 1 khiến vết thương nhiễm trùng.
Tái khám đúng lịch hẹn tại nha khoa để được theo dõi tiến trình lành thương và cắt chỉ đúng thời điểm.
Tổng kết
Việc vết khâu bị hở sau khi nhổ răng khôn không phải là điều quá nghiêm trọng nếu được phát hiện và xử lý kịp thời. Tuy nhiên, nếu chủ quan, bạn có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm khó lường. Vì vậy, đừng ngần ngại liên hệ Nha khoa Quốc tế Joy ngay để được tư vấn và thăm khám kịp thời nhé.