1. Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
2. 7 rủi ro khi nhổ răng khôn mà bạn cần biết
Có thể nói, nhổ răng khôn là một thủ thuật phổ biến. Tuy nhiên nếu không cẩn thận cũng sẽ có một số rủi ro có thể xảy ra. Dưới đây, Joy sẽ chia sẻ đến bạn 7 vấn cần lưu ý khi quyết định thực hiện nhổ răng khôn:
2.1 Tình trạng không cầm được máu
Trước tiên, việc chảy máu sau khi nhổ răng là điều không thể tránh khỏi. Nhưng sẽ có một số trường hợp máu sẽ không đông và không thể cầm được máu. Điều này thường xảy ra khi có vấn đề về đông máu. Hay là khi bệnh nhân không tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật. Nếu không kịp thời xử lý, tình trạng này có thể kéo dài và gây ra nhiều quan ngại cho sức khỏe.

2.2 Tình trạng bị nhiễm trùng
Một trong những rủi ro đáng sợ khi nhổ răng khôn chính là nhiễm trùng. Nếu bạn chọn một phòng khám không uy tín. Thì khó tránh khỏi các dụng cụ phẫu thuật sẽ không được vô trùng cẩn thận. Hoặc bạn không chăm sóc đúng cách sau khi nhổ răng, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vết thương, gây viêm nhiễm. Điều này có thể làm vết thương lâu làn. Nếu nặng hơn nó có thể lây lan sang các vùng khác trong miệng.

2.3 Gây ảnh hưởng lên răng số 7
Có thể nói rằng, răng khôn không phải lúc nào cũng mọc theo cách thuận lợi, có khi mọc lệch hoặc chen chúc. Thậm chí là sẽ có những trường hợp nằm ngang. Khi đó, việc nhổ răng khôn có thể gây ảnh hưởng đến răng số 7 bên cạnh. Nếu không cẩn thận, bác sĩ có thể làm tổn thương răng này hoặc khiến chúng bị xô lệch. Gây nên các vấn đề về nhai và vệ sinh răng miệng.

2.4 Gây tổn thương lên hệ thần kinh
Khi nhổ răng khôn, đặc biệt là ở vùng hàm dưới. Nếu không cẩn thận có thể làm tổn thương các dây thần kinh xung quanh. Gây tê hoặc mất cảm giác tạm thời ở môi, lưỡi hoặc lợi. Mặc dù tình trạng này thường chỉ kéo dài một thời gian ngắn. Nhưng nếu không được xử lý kịp thời, nó có thể trở thành vấn đề lâu dài. Hoặc nó có thể ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng số 7.
2.5 Tình trạng bị sốc phản phệ
Dù khá hiếm, nhưng một số trường hợp có thể xảy ra phản ứng dị ứng với thuốc tê hoặc thuốc gây mê. Sốc phản vệ có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, huyết áp tụt hoặc phù nề, đe dọa tính mạng. Do đó, việc kiểm tra sức khỏe cẩn thận trước khi nhổ răng là rất quan trọng.
2.6 Tình trạng gãy xương hàm dưới
Đây có thể được xem như một tình trạng rất hiếm gặp. Nhưng lại đặc biệt nguy hiểm nếu xảy ra. Đặc biệt là khi răng mọc ngầm hoặc nằm sâu trong xương. Quá trình nhổ răng có thể gây căng thẳng quá mức lên xương hàm, dẫn đến gãy xương. Đây là một biến chứng nghiêm trọng và đòi hỏi sự can thiệp y tế ngay lập tức. Do đó bạn cần phải chọn một phòng khám bác sĩ có tai nghề cao và chuyên nghiệp nhé.

2.7 Tình trạng thủng túi xoang hàm trên
Khi nhổ răng khôn ở hàm trên, nếu răng khôn nằm quá gần xoang hàm. Nếu các nha sĩ tay nghề không chắc, trong quá trình nhổ răng có thể dẫn đến thủng túi xoang. Điều này có thể gây viêm xoang, đau đớn và ảnh hưởng đến khả năng thở. Thậm chí dẫn đến nhiễm trùng nếu không được điều trị kịp thời.
3. Cần lưu ý gì để có thể hạn chế các tình trạng rủi ro có thể xảy ra khi nhổ răng khôn
Để giảm thiểu nguy cơ và giúp quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi. Bạn cần chú ý một số điều quan trọng sau:
- Đầu tiên, việc chọn một nha khoa uy tín và chất lượng là điều quan trọng không thể thiếu. Bạn hãy tìm đến các phòng khám nha khoa có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Cũng như đưa vào sử dụng trang thiết bị hiện đại và đảm bảo quy trình vô trùng nghiêm ngặt. Một cơ sở nha khoa chất lượng không chỉ giúp hạn chế rủi ro. Hơn cả là nó sẽ đảm bảo an toàn trong suốt quá trình thực hiện.
- Trước khi, bắt đầu vào quá trình phẫu thuật bạn cần phải kiểm tra sức khoẻ. Cũng như kê khai đầy đủ về tình trạng sức khỏe của bạn. Bao gồm các bệnh lý nền như tiểu đường, tim mạch hay rối loạn đông máu. Thông tin này giúp bác sĩ lên kế hoạch phù hợp và tránh các biến chứng không mong muốn.
- Sau khi nhổ răng, việc tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc tại nhà của bác sĩ là rất quan trọng. Bạn hãy sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh đúng liều lượng và thời gian được chỉ định để ngăn ngừa viêm nhiễm. Cũng như giúp răng phục hồi tốt nhất sau khi phẫu thuật.
- Khi vệ sinh răng miệng, bạn nên sử dụng bàn chải mềm để làm sạch răng. Để tránh chạm vào vùng vết thương. Kết hợp sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng nhẹ nhàng. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường như sưng đau kéo dài, sốt cao hoặc chảy máu không ngừng. Bạn hãy liên hệ ngay tới phòng khám và bác sĩ. Để có thể đưa ra phương án nhanh chóng và kịp thời tránh các rủi ro nghiêm trọng không đáng có.

Tổng kết